Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010

Giới thiệu

XÃ YÊN SỞ

Tên gọi lịch sử

Trước đây xã có tên nôm là Kẻ Giá hay còn gọi là Giá Dừa, Giá Lụa.

Địa giới hành chính

§                     Phía Đông giáp xã Sơn Đồng,
§                     Phía Tây giáp xã Sài Sơn (Quốc Oai),
§                     Phía Nam giáp xã Đắc Sở,
§                     Phía Bắc giáp xã Cát Quế.

Dân số

Khoảng hơn 9.000 người. Thời điểm ngày 01/4/2010 là 10.009 người

Nghề nghiệp

Chủ yếu là làm mộc, nề và giáo viên,có nghề truyền thống trồng dâu chăn tằm dệt lụa, người dân rất hiếu học.

Đô thị

Hiện nay trên địa giới của xã đang triển khai dự án khu đô thị mới Tây Đô.

Di tích

Xã Yên Sở có Quán Giá[4] là nơi thờ Lý Phục Man hàng năm lễ hội tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch[5] (xemvideo).

Chú thích

1.      ^ Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ.
2.      ^ Tổng điều tra dân số năm 1999, dẫn theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT.
3.      ^ Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam
4.      ^ “Giới thiệu về Quán Giá của Sở Du lịch Hà Nội”. Sở Du lịch Hà Nội. Truy cập 18 tháng 8 năm 2008.
5.      ^ “Giới thiệu về Hội Giá của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ”. Armerican Museum of Natural History (AMNH). Truy cập 18 tháng 8 năm 2008.

 

HUYỆN HOÀI ĐỨC

Khái quát

Tương lai

Là huyện trong quy hoạch của thành phố Hà Nội, Hoài Đức được xác định là huyện nằm trong vùng phát triển dịch vụ, giao dịch kinh tế tài chính. Là một huyện trong khu trung tâm (nội thành) "Hà Nội mới" hiện đại xứng tầm khu vực. Hệ thống giao thông hiện đại nhất thủ đô. Đường rộng thênh thang đáp ứng nhu cầu đi lại không tắc nghẽn như khu nội thành cũ.

Vị trí địa lí

Huyện Hoài Đức nằm ở trung tâm, (về hành chính) nằm phía tây trung tâm Hà Nội và tiếp giáp với các quận, huyện:
§                     Huyện Đan Phượng  Phúc Thọ về phía Bắc
§                     Huyện Quốc Oai và Phúc Thọ về phía Tây
§                     Quận Hà Đông và huyện Quốc Oai về phía Nam
§                     Quận Hà Đông và huyện Từ Liêm về phía Đông.

Địa hình, sông ngòi

§                     Địa hình: đồng bằng
§                     Sông ngòi: sông Đáy

Diện tích, dân số

§                     Diện tích: 82,38 km²
§                     Dân số: 190.612 người

Hành chính

Hoài Đức có 20 đơn vị hành chính trực thuộc:
§                     Thị trấn: thị trấn Trạm Trôi ở phía bắc huyện
§                     19 xã:
1.     An Khánh
2.     An Thượng
3.     Cát Quế
4.     Di Trạch
5.     Dương Liễu
6.     Đắc Sở
7.     Đông La
8.     Đức Giang
9.     Đức Thượng
10.  Kim Chung
11.  La Phù
13.  Minh Khai
17.  Vân Canh
18.  Vân Côn
19.  Yên Sở

Lịch sử

§                     Tên gọi Hoài Đức, có từ năm 622 đời Đường, niên hiệu Vũ Đức do huyện Tống Bình tách ra làm 2 huyện Giao Chỉ và Hoài Đức.
§                     Năm 627: Hợp nhất các huyện Hoàng Giáo, Giao Chỉ và Hoài Đức thành huyện Tống Bình.

Phủ Hoài Đức nhà Nguyễn

§                     Năm Gia Long thứ 4 (1805): Gia Long đổi tên phủ Phụng Thiên của Thăng Long (thời Hậu Lê) thành phủ Hoài Đức, với nguyên trạng phần đất Phụng Thiên cũ, gồm 2 huyện Vĩnh Thuận (tức là huyện Quảng Đức thời Hậu Lê) và Thọ Xương(hay Vĩnh Xương) thời Lê [1]. Như vậy, phủ Hoài Đức những năm đầu nhà Nguyễn (từ 1805-1831) không bao gồm phần đất huyện Hoài Đức ngày nay (phần đất này lúc đó thuộc các huyện Đan Phượng và Từ Liêm phủ Quốc Oai trấn Sơn Tây). Phần thuộc huyện Đan Phượng thời Nguyễn gồm các xã: Dương Liễu, Yên Sở,... thuộc tổng Dương Liễu; Lai Xá (Lai Xá, Kim Chung),... tổng Kim Thia; Sơn Đồng tổng Sơn Đồng; Đắc Sở, Lại Yên,... tổng Đắc Sở;... Phần thuộc huyện Từ Liêm thời Nguyễn gồm các xã: Vân Canh,... tổng Hương Canh; La Phù,... tổng Yên Lũng;...[2]
§                     Năm 1831: Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội. Phủ Hoài Đức là 1 trong 4 phủ của tỉnh Hà Nội là: Hoài Đức, Ứng Hòa, Thường Tín, Lý Nhân.
§                     Đồng thời, năm 1831, tách huyện Từ Liêm ra khỏi phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây) cho lệ vào phủ Hoài Đức, (một phần của huyện Hoài Đức ngày nay cũng theo huyện Từ Liêm nhà Nguyễn nhập vào phủ Hoài Đức). Phủ lị ở thôn Tiên Thị, huyện Thọ Xương, nay là quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Tường thành phủ chu vi 203 trượng, cao 7 thước, 2 tấc, mở 3 cưa, hào rộng 2 trượng 5 thước, tường thành hình vuông, chiều Đông Bắc – Tây Nam. Phía Bắc giáp phố Ấu Triệuhiện nay. Năm 1833, dời đến xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, do phủ kiêm lí, đắp thành phủ mới, có hào, mặt trước, nay là đường Nguyễn Phong Sắc quận Cầu Giấy Hà Nội. Năm 1883, tại lỵ sở phủ Hoài Đức diễn ra một trận kháng cự của quân đội nhà Nguyễn cùng quân Cờ Đen chống lại cuộc tấn công của quân đội Viễn chinh Pháp (Pháp đánh Phủ Hoài), trước khi nhà Nguyễn chính thức đầu hàng Pháp.
Quy mô phủ Hoài Đức như sau:
§         Huyện Thọ Xương (8 tổng: 193 phường, thôn, trại) gồm các tổng: Tả Túc, Tiền Túc, Hữu Túc, Hậu Túc, Tả Nghiêm, Tiền Nghiêm, Hữu Nghiêm, Hậu Nghiêm.
§         Huyện Vĩnh Thuận (5 tổng: 57 xã, thôn, phường, trại) gồm các tổng: Thượng, Trung, Nội, Hạ, Yên Thành.
§         Huyện Từ Liêm (13 tổng: 91 xã, thôn, trang, trại, phường, sở), được chuyển từ tỉnh Sơn Tây về, gồm các tổng: Thượng Hội, Thượng Trì, Hạ Trì, Phú Gia, Minh Cảo, Cổ Nhuế, Dịch Vọng, Hương Canh, Tây Đam, Thượng Ốc, Yên Lũng, La Nội, Thiên Mỗ.
§     Năm 1888, huyện Đan Phượng (thời nhà Nguyễn) thuộc phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, được nhập vào phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội (kéo theo một phần đất của Hoài Đức ngày nay, thuộc Đan Phượng thời đó, được nhập vào phủ Hoài Đức).
§         Huyện Đan Phượng (9 tổng: 60 xã, thôn, châu, phường, vạn) gồm các tổng: Sơn Đồng, Hạ Hiệp, Thượng Hiệp, Kim Thia, Phượng Thượng, Dương Liễu, Đắc Sở, Thiên Mạc, Thu Vĩ.
§         Từ 6/12/1904, phủ Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Đông (đổi tên từ tỉnh Cầu Đơ). Năm 1942 thì bỏ phủ Hoài, phần đất nguyên của phủ Hoài Đức được nhập vào Hà Nội. Sau năm 1945 mới có huyện Hoài Đức.[3]

Huyện Hoài Đức hiện đại

§         20/4/1961: Kì họp khoá II, kỳ 2, Quốc hội đã quyết định mở rộng Hà Nội lần thứ nhất, một số xã của huyện Hoài Đức (tỉnh Hà Đông) được sáp nhập vào Hà Nội.
§         1965: Huyện Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Tây mới được thành lập do hợp nhất 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây.
§         Từ ngày 27/12/1975, Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Sơn Bình hình thành do sáp nhập 2 tỉnh Hà Tây  Hoà Bình.
§         29/12/1978: Quốc hội khoá VI, kỳ họp thứ 4 đã quyết định mở rộng Hà Nội lần thứ 2, Hoài Đức cùng với các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây của tỉnh Hà Sơn Bình và 2 huyện Mê Linh, Sóc Sơn của tỉnhVĩnh Phú được sáp nhập vào Hà Nội đồng thời tiếp nhận 4 xã Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hoà, Tân Hoà của huyện Quốc Oai.
§         Tháng 8/1991: Tỉnh Hà Tây được tái lập, tách từ tỉnh Hà Sơn Bình. Tại kì họp thứ 9 quốc hội khoá VIII ngày 12/8/1991, ranh giới thành phố Hà Nội được điều chỉnh, Hoài Đức cùng với 4 huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây được trao trả cho tỉnh Hà Tây.
§         Năm 1994, chuyển giao các xã Phụng Châu, Tiên Phương cho huyện Chương Mỹ và các xã Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hoà, Tân Hoà cho huyện Quốc Oai.
Đồng thời, thị trấn Trạm Trôi được thành lập và trở thành huyện lị của huyện.
§         Năm 2003, chuyển xã Yên Nghĩa vào thị xã Hà Đông.
§         Năm 2006, chuyển xã Dương Nội vào thành phố Hà Đông mới được thành lập.
§         Từ 1/8/2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc, 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung của huyện Lương Sơn, tỉnh hoà Bình, huyện Hoài Đức được sáp nhập vào Hà Nội.

Đặc trưng của các xã thị trấn

Thị trấn Trạm Trôi

§         Trụ sở UBND huyện
§         Viện Kiểm sát nhân dân huyện, Toà án nhân dân huyện

Xã An Khánh

§         Khu du lịch Thiên đường Bảo Sơn
§         Trường THPT Hoài Đức B
(Thôn Ngãi Cầu - Xã An Khánh)
§     Trường PTDL Bình Minh (cơ sở 2)
§     Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Hoài Đức
§     Khu đô thị Nam An Khánh, Bắc An Khánh
§     Khu công nghiệp An Khánh

Xã An Thượng

1.       Khu đô thị Nam An Khánh
2.       Khu đô thị An Khánh - An Thượng,
3.       Khu đô thị Tây Nam An Thượng
4.       Khu đô thị Dầu Khí
5.       Trạm bơm Dao Nguyen
6.       Cụm công nghiệp An Thượng (thuộc thôn An Hạ và thôn Thanh Quang)

Xã Cát Quế

§     Trạm điều khiển Vệ tinh Vinasat-1
§     Trường THPT Vạn Xuân

Xã Tiền Yên

§     Trường Tiểu học Tiền Yên
§     Trường THCS Tiền Yên

Xã Di Trạch

§     Khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch

Xã Đông La

§     Thôn Đông Lao theo đạo Phật còn một phần nhỏ theo đạo Thiên Chúa
§     Thôn Đồng Nhân là làng văn hóa - làng nghề, có những ngành nghề như dệt len, chuyên gây giống Phong Lan, đồ Gỗ mĩ nghệ

Xã Đức Giang

§     Trung tâm Y tế huyện Hoài Đức (còn gọi là bệnh viện Kênh)
(Thôn Lũng Kênh - Xã Đức Giang)

Xã Đức Thượng

§         Trường PTDL Bình Minh (cơ sở 1)
§         Di tích lịch sử Linh Tiên Quán

Xã Kim Chung

§         Trường THPT Hoài Đức A
(Thôn Yên Bệ - Xã Kim Chung)
§         Làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá
(Thôn Lai Xá - Xã Kim Chung)
§     Danh nhân Nguyễn Văn Huyên
Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Quê quán: Thôn Lai Xá - Xã Kim Chung
§         Trường Đại học Thành Đô
Địa chỉ: Quốc lộ 32 - Thôn Lai Xá - Xã Kim Chung
§     Khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch

Xã Song Phương

§     Trại giống cây trồng Phương Bảng
(Thôn Phương Bảng - Xã Song Phương)
§         Khu du lịch sinh thái Song Phương vườn
(Thôn Phương Viên - Xã Song Phương)
§         Khu đô thi mai linh- đông đô ( Đô thi thống nhất )
địa chỉ phương bảng -song phương - hoài đức

Xã Sơn Đồng

§         Trường THCS chuyên Nguyễn Văn Huyên
§         Ngã tư Sơn Đồng
§         Khu đô thị Sơn Đồng

Xã Vân Canh

§         Khu đô thị Đại Học Vân Canh
§         Làng Hữu Nghị

Xã Yên Sở

§         Làng Giá với nghề làm bánh gai, bánh đa.
§         Di tích lịch sử Đình Quán Giá.

Xã Đắc Sở

§         Làng Giá với nghề làm bánh gai
§         Đình Đắc Sở